Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

LỊCH SỬ



LỊCH SỬ 

Tiệc chửa tàn canh,rượu chửa say
Còn đây ta hẹn khúc quanh nầy…
Quyết thề giữa trận vung tay kiếm
Cùng hẹn bên trời đạn xé mây[1­
Đất Tống bao lần thành quách đổ [2]
Trời Nam muôn thủơ rạng kỳ đài
Sân nhà giặc đến toàn dân đánh
Hàm tử [3],Chi Lăng[3]…xác giặc đầy…
Duong Lam

[voduonghonglam]
 

NOTES:
-----------
[1]
Đạn pháo binh… bắn vòng cầu, xé mây đi…
 
[2­­]

Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc[8], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"[9].
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ[10].
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu[11].
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý[12]. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000[12], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến[11].
Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn[13]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).

[3­
Trận Hàm Tử - Tây Kết
Để phòng thủ mặt phía Nam của thành Thăng Long, quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền kề nhau ở hai bờ sông Hồng, một ở Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử - nay ở Khoái Châu, Hưng Yên) và một ở Chương Dương Độ (bến Chương Dương - nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội). Tháng 5, Trần Quang Khải dẫn quân tấn công đồng thời 2 căn cứ này.
Toa ĐôÔ Mã NhiThanh Hoá, Nghệ An giao chiến với quân Trần do Trần Quang Khải chỉ huy mấy lần đều bị đẩy lui. Lương thực gần cạn, tới mùa hè nóng bức, quân Nguyên không hợp thời tiết, hai tướng bèn bỏ ý định truy tìm vua Trần mà vượt biển ra bắc để hội binh với Thoát Hoan.
Trần Quang Khải thấy quân Nguyên rút ra bắc bèn báo với vua Trần. Vua Trần cùng các tướng nhận định rằng: Quân Nguyên nếu còn mạnh, ắt truy kích vua Trần từ hai mặt nam bắc; nay cánh phía bắc không tới, cánh phía nam rút đi tức là đã mỏi mệt. Nhà Trần xác định đây là thời cơ phản công [41].
Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương[42]Trần Quốc Toản làm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đuổi đánh Toa Đô. Trong quân Trần Nhật Duật có tướng người Trung Quốc của nhà Tống cũ là Triệu Trung theo hàng.
Trần Nhật Duật gặp binh thuyền Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt. Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông thấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởng rằng nhà Tống đã khôi phục sang giúp Đại Việt. Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốn trả thù nên đánh rất hăng.
Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên quân Nguyên, nói rằng chỉ đánh người Thát Đát chứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần. Toa Đô bị thua to. Sau khi thua trận ở Hàm Tử Quan, Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc[12](đoạn sông HồngHưng Yên) và tìm cách liên lạc với ông. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết (Khoái Châu).Ngày 24 tháng 6 năm 1285, Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy quân đánh Toa Đô. Toa ĐôÔ Mã Nhi thua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đường chạy, Toa Đô bị quân Đại Việt bao vây, sau cùng bị tướng Vũ Hải của nhà Trần chém đầu. Ô Mã Nhi thì chạy thoát về Thanh Hóa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô thì cởi áo ngự phủ lên và nói "người làm tôi phải nên như thế này" rồi sai người khâm niệm tử tế.
Sử liệu dẫn khác nhau về các tướng tham chiến. Có tài liệu cho rằng Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái và Triệu Trung cùng đánh trận Hàm Tử [41], có tài liệu dẫn rằng chỉ có Trần Nhật Duật và Triệu Trung đánh Hàm Tử, còn Nguyễn KhoáiTrần Quốc Toản đánh trận Tây Kết.[43]
[4­]
Trận Chi Lăng
Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát cùng Lê Văn Linh, Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh.
Ngày 8 tháng 10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào Việt Nam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 (10/10 dương lịch), hai bên lại đụng nhau ở Chi Lăng, Trần Lựu lại thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên phong tiến lên trước, Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn 1 vạn quân Minh.
 
nguon :Wikipedia

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

THƠ ĐƯỜNG LỊCH SỬ
================
BẮC BÌNH VƯƠNG NGUYỄN HUỆ
 

Anh hùng cái thế giữa muôn quân
Hào kiệt uy nghi gấp vạn lần

Ngang dọc sông hồ như dũng sĩ
Tung hoành cung kiếm tựa chinh nhân
Mưu cơ một chước tan đồn giặc [1] 

Kiếm thế đôi chiêu khiếp quỉ thần
Uy vũ Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ

Ngàn đời danh tiếng dậy trời Nam...  
Duong Lam- vophubong
[1] Mưu   một chuớc tan đồn giặc...
Ngày 29 tháng 1, Quang Trung dùng các toán quân nhỏ đánh khiêu khích ngoại vi Ngọc Hồi tạo sự căng thẳng cho quân Thanh và gây bất ngờ cho cánh quân đô đốc Long đánh đồn Đống Đa.
 Mờ sáng 30 tháng 1 (mùng 5 Tết), quân Tây Sơn bắt đầu tấn công từ hướng nam: mở đầu, đội tượng binh (trên 100 voi chiến) đánh tan phản kích của kị binh Hứa Thế Hanh; tiếp sau, bộ binh (gồm 600 quân cảm tử chia làm 20 toán), trang bị đoản đao, ván chắn bằng gỗ quấn rơm ướt che mình, tiến thành hàng ngang áp sát chiến luỹ, tạo điều kiện cho đại quân Quang Trung tiến lên giáp chiến. Quân Thanh chống không nổi, chết và bị thương quá nửa. Đề đốc Hứa Thế Hanh và tả dực Thượng Duy Thăng bị giết.Số tàn quân do tiên phong Trương Triều Long chỉ huy bỏ chạy về Thăng Long, nhưng bị chặn trên đường rút (gần Văn Điển ngày nay) buộc phải chạy theo hướng Đầm Mực. Tại đây, quân của đô đốc Bảo đã phục kích sẵn, tiêu diệt toàn bộ. Ngọc Hồi thất thủ, quân Tây Sơn thừa thắng đánh chiếm đồn Văn Điển và tiến thằng vào Thăng Long . Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, quân Tàu đại bại kéo tàn binh chạy về nước…

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Biển rộng trời cao bằng sãi cánh



Biển rộng trời cao bằng sãi cánh
[ Trích "QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU vophubong]


 
Long đong trên bước đường lưu lạc,
  Bốn hướng về đâu dặm hải trình.
  Biển rộng trời cao bằng sãi cánh,
  Sông dài núi thẳm gót phiêu linh.
  Công cha nghĩa mẹ còn chưa trả,
  Ơn chị tình em hẹn đáp đền.

  


  Nắng nhuộm rừng phong. Thu đã tới,  
Bên đường từng chiếc lá lênh đênh.

Duong Lam[vophubong]

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

BÀ TRIỆU ẨU : TRIỆU THỊ TRINH


 THƠ ĐƯỜNG 
===========
GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT
 
  [nguon:internet:]


Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta" 


  Bà Triệu Thị Trinh trong bộ ảnh Việt Nam Anh Hùng.
 [nguon:internet:]
Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông

  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
 
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng
 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm
Non Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [2]
Ngàn sau rạng rỡ giống Tiên-Rồng.
 
voduonghonglam- vophubong
  --------------------------------
    Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt
[Bồ Điền giữa trận so đao kiếm ] giữa quân Bà và quân Ngô... 
 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
--------------------------------------------------------------
 
Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu) "Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
Trong lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ và giành độc lập cho nước nhà, nếu đỉnh cao của thế kỷ I là khu vực Giao Chỉ và đỉnh cao của thế kỷ II là vùng Nhật Nam, thì đỉnh cao của thế kỷ III lại là quận Cửu Chân. Thực ra, ngay từ cuối thế kỷ II, nhân dân Cửu Chân cũng đã từng phối hợp chặt chẽ với nhân dân Nhật Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thống tri của nhà Hậu Hán. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào quá trình tạo lập nên vương quốc của người Chăm (năm 192). Tuy nhiên, chói lọi nhất thế kỷ III vẫn là cuộc khởi nghĩa ở trung tâm quận Cửu Chân do Triệu Thị Trinh phát động và lãnh đạo.

Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên dùng tài làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà gả chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ sao lại chịu khom lưng làm  tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng:
"Có Bà nữ tướng.
 Vâng lệnh trời ra.
 Cỡi voi một ngà.
 Dựng cờ mở nước.
 Lệnh truyền sau trước.
 Theo gót Bà Vương".
 Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự trong sạch , ghét quân dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam. 
[nguon: Lich su Viet Nam ]
 =====================

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

VẠN DẶM KIẾM HỒNG TUNG VÓ NGỰA


THƠ ĐƯỜNG LỊCH SỬ
 ==================
VẠN DẶM KIẾM HỒNG TUNG VÓ NGỰA

[Trích QUÊ HƯƠNG VÀ TÌNH YÊU]
Muôn câu ý đẹp tình thêm đẹp,
Rượu tiễn chàng đi bước hải hồ.[5]



 
Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa,
Ngàn năm khuê các dậy lầu thơ...[6]
Ta vây Khương thượng - giặc tan vỡ,
Địch đến Nhị hà-  nươc nghẽn bờ.[7]
Thây giặc chất cao thành gò Đống,[8]
Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ...[9] 
 

Duong Lam -vophubonng
 

---------------------------------------------
Chú thích:
[5] Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa “phù Lê”, vào chiếm đóng Thăng Long.Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế … , chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân , Nguyễn Huệ thống lãnh đại quân tiến ra Bắc. Ngọc Hân công chúa tức Hữu cung hoàng hậu tiễn đưa [ Rượu tiển chàng đi bước hải hồ , Vạn dặm kiếm hồng tung vó ngựa …]
[6]. Ngọc Hân Công chúa là một cô gái thông minh, một nữ sĩ tài hoa ,hương sắc vẹn toàn .Từ nhỏ đă được học thông kinh sử và giỏi thơ văn .Bà đã nỗi tiếng trong làng thơ nôm với bài “Ai tư vãn” gồm 164 câu,theo thể song thất lục bát ca tụng chiến công vua Quang Trung Nguyễ n Huệ [ Ngàn năm khuê cát dậy lầu thơ…]
[7,8] Đêm 30 tháng Chạp âm lịch Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn quân lính bỏ mạng. [Ta vây Khương Thượng giặc tan vỡ …] Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn,có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa. [Thây giặc chất cao thành Gò Đống…]
Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết.Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. [Địch đến Nhị hà nước nghẽn bờ ]… Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới cho đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Tàu ở biên giới dắt nhau bỏ chạy làm cho suốt năm sáu chục dặm đường không có bóng người và trâu bò súc vật…
Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày với kế hoạch tốc chiến tốc thắng ,với thiên tài mưu lược về quân sự của Nguyễn Hụê , quân Tây Sơn với quân số 10 vạn [phần lớn là dân quân chưa được tập luyện] đã đánh tan 29 vạn quân Thanh , lập nên một kỳ công hiển hách nhất trong lịch sữ nước ta và cả thế giới...Trưa mồng 5 Tết xuân Kỹ Dậu, Quang Trung với chiến bào đầy khói đen ,trên mình voi nhuộm đầy khói súng tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng hã hê chào đón của toàn dân. … [Sau này khi nhớ lại lời hứa hẹn 10 năm sau vua Quang Trung sẽ lấy lại 2 tỉnh Quảng đông và Quảng tây mà Tàu đã chiếm của nước Nam ta trước kia không phải là lời nói quá nếu nhà vua không mất sớm…]!!!
[9]Tin bại trận đưa về, Càn long mắt nhắm mắt mở, nửa tĩnh nửa mê…Thôi rồi giấc mộng đế quốc bành trướng của triều Thanh tan tành thành mây khói…[Thanh triều nửa tĩnh nửa như mơ…]
[ thơ Dương Lam ]


nguon: lich su Viet nam[Wikipedia]

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

HAI BÀ TRƯNG [bai hai]


HAI BÀ TRƯNG [bai hai]


 
Đất Việt muôn đời tỏa sắc hương, 
Sử xanh bao kẻ vẫn am tường. 
Thù chồng đuổi giặc lên ngôi báu, 
Gầy dựng cơ đồ dấy nghiệp vương .
Má phấn ngàn thu ngời khí tiết, [**] Trụ đồng một thuở bóng tà dương. [***]
Hát Giang chiến tích còn ghi nhớ, 
Công đức Hai Bà mãi tiếc thương… 

Duong Lam[vophubong]

-------------------------------------------------------------------------
 
Notes:

BÀ Trưng Trắc sinh năm Giáp Tuất (năm 14 sau Tây Lịch), quê ở Mê Linh (Yên Lãng, Phúc Yên nay thuộc vùng Hạ Lôi, Yên Lãng, Vĩnh Phúc . Năm 39,Thái thú nhà Hán Tô Định giết Thi Sách là chồng bà. Vừa thù nhà, nợ nước, nên Bà với em là Trưng Nhị chiêu binh mãi mã ,phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán.. Dưới bóng cờ nương tử, nghĩa binh Mê Linh phá quận nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về dưới bóng cờ khởi nghĩa .Chẳng bao lâu, quân của Hai Bà hạ được tất cả 65 thành, Tô Định khiếp sợ, chạy trốn vê Nam Hải .Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, tự xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh chấm dứt 150 năm Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây Lịch đến 39 sau Tây Lịch)..

[**] Tháng Chạp, năm 41, vua Hán Quang Võ phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, mang đại quân sang đánh. Trận kịch chiến dữ dội giữa quân của Mã Viện với dân binh do Trư­ng Nữ Vương thống lĩnh đã diễn ra ở Lăng Bạc (Đông Triều - Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện đóng trên các triền đất cao giữa vùng Lãng Bạc bị Trư­ng Nữ Vư­ơng đem quân tới chận đánh. Trận chiến đầu tiên với đạo quân của Mã Viện đã mang lại thắng lợi nhưng quân của hai Bà cũng đã hy sinh quá nhiều; trước tình thế đó, Trư­ng Nữ Vư­ơng thu quân về giữ Cấm Khê (Hà Nội - Quốc Oai - Hà Tây). Mã Viện xin tăng cường thêm quân rồi tiếp tục kéo binh huyết chiến .Trận thư hùng lại xảy ra, máu chảy đỏ cả sông Hồng . Qua những trận giao chiến với quân địch, hàng vạn quân dân Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống trả với quân giặc đến cùng, Trưng Nữ Vương phải bỏ Cấm Khê lui quân về Hát Giang, nơi đây vì quân ít, thế cô và cùng đường, không muốn rơi vào tay quân địch Hai Bà bèn gieo mình xuống sông tự vận để bảo toàn khí tiết. Đó là ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43). Theo sử Việt , Hai Bà hưởng dương 29 tuổi. [Má phấn ngàn thu ngời khí tiết…]

[***] Mã Viện đem quân về đóng ở Mê Linh, dựng trụ đồng , khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” để ghi công và đe dọa người Giao chỉ…
[ Đó thật là : “Má phấn ngàn thu ngời khí tiết .Trụ đồng một thuở bóng tà dương”…[thơ Dương Lam vophubong]
 Danh tiếng, khí tiết Hai Bà ngàn xưa còn đó, mà trụ đồng của tên giặc Tàu Mã viện đã đi về đâu???

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

HAI BÀ TRƯNG


THƠ ĐƯỜNG LỊCH SỬ
================= 
GƯƠNG HAI VỊ NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC :
 HAI BÀ TRƯNG


Giáp bạc yên vàng giục giã cương,

Cờ bay kiếm bạt dậy sa trường.

Long thành [1] gót ngọc an bờ cõi,

Nam quốc má hồng định nghiệp vương.

Nợ nước duyên chồng thề một dạ,

Tình em nghĩa chị nguyện chung đường.

Ngàn thu gái Việt còn kiêu hãnh,

Má phấn muôn đời tõa sắc hương


[Dương Lam -vophubong]

-------------------------------------------------------------

GHI CHU

[1] Long thành [thành Long biên địa danh Hà nội thời bấy giờ]

-------------------------------------
BAI DOC THEM


Bà Trưng quê ở Châu Phong 
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên [3]
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Chị em thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn...

[Việt nam Quốc sữ diễn ca]

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VU QUI....



HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VU QUI....

 



Quê hương  ngàn dặm phải ra đi ?

Đâu thẹn hồng nhan kiếp nữ nhi…

Đất lạ rừng xanh   mây tím thẳm 
 
 
 Đường xa sông biểc cỏ xanh rì
 
 

Hai châu Ô- Rí người Nam nhớ

 
Một đấng Huyền - Trân sử Việt ghi….[1]

 
Bên nước bên tình đều nghĩa trọng,

 
Lên thuyền công chúa bước vu quy…

Dương Lam

[voduonghonglam-
vophubong]
 
----------------------------------------------------------------


 
Chú thích: [1]
  Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.

Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.

Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu Ô, Ly (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới côn chúa Huyền Trân về nước.

Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa.

Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau".

Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu côn chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn:
Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.
Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng về, tình xua ai ngờ còn có ngày tái ngộ......

          Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay.

Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc...


nguon : http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/huyentran.htm#top

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

TIỄN THU



 TIỄN THU
                        



    Ta tiễn em mùa thu,                     
  Trời đất cũng thâm  u ,                      
 Như lòng em  u- uẩn…                     
  Như tình ta hoang- vu …..                                             
   DL
        
           …Thu về chớp biển mưa nguồn,           
Thu đi… trăm nhớ ngàn thương lại về…        


  …Đầu thành tiếng vạc lao xao ,
Sườn non dế goị mây vào ngỏ thu .

Chiều hoang ướt lũng sương mù ,

Đêm qua phố chợ  trăng thu uá vàng.
 
     
Ừ thôi em , cũng quan san ,
Non xanh, nước biếc  mây ngàn  từ  đây.

 Trăm năm gặp hội sum vầy
 Nghìn năm tìm lại cỏi nầy mà thôi...     
Sông nào nước chảy mây trôi,

Thuyền nào lờ lững bên trời tuyết pha.

Trăng nào hát khúc cầm ca ,

Rượu nào say giữa giang hà xanh xao.

   
Em xưa má thắm môi đào,

Hạ khoe áo đỏ , thu chào aó bông.

Bấy giờ  trời sắp sang đông,

Em còn thơ thẩn áo hồng… aó hoa…

   
Mây xưa ngủ giữa trăng tà

Em xưa giấc ngủ thềm hoa…hững hờ.

Ta về gác vắng làm thơ.

Buồn len lén  đọng mấy tờ thư  xanh.

     
Hoa nào ươm nụ đầu cành ,

Trăng nào chếch bóng tần ngần lệ sương.

Thu về  bóng xế tà dương,

Non phai nét ngọc nắng vàng pha phôi.

     
Từ em cuối phố mây trờì ,

Ta qua phố bắc em dời phố đông…

Chim quyên ăn trái nhản lồng,

Ta về gở mối tơ  lòng hỏi ai ?...

     
Tình cờ như gió gặp mây,

Rừng thu lá đổ hoa bay xạc xào.

Lá vàng rơi , lá lao xao,

Trăm con mộng nhỏ bay vào thơ em ..

     
Hoa nào đẹp  tựa hoa tim,

Tình nào đẹp tựa đóa Quỳnh tinh sương.

Ừ trăm năm , cũng vô thường,

Xa nhau…thôi cũng lược gương thẩn thờ... 
       
Ta về ngỏ vắng năm xưa,

Gói trong kỹ niệm những tờ thư xanh.

Dẫu mai đời có vô tình ,

Lật trang thơ cũ  bóng hình là đây…

     
Nhớ xưa em dáng hao gầy,

Hoa thua nét ngọc, má hây nắng hồng.

Bấy giờ trời sắp sang đông ,

Em còn thơ thẩn  tơ hồng… đem hong .

     
Ngày nao em chửa theo chồng.

Thơ anh  em đọc, chỉ hồng em đan .

Bây giờ em đã sang ngang,

Câu thơ mối chỉ  còn đang tơ vò...
       
Thu đi từ độ bao giờ,

Thuyền  trăng  lặng lẻ  bến bờ vô minh.

 Anh về phố núi chênh vênh,
 Em đi bóng nhỏ một vành trăng soi…    

Sông trăng từ độ đề thơ,
Thuyền trăng em có bao giờ đi qua.

Tình trăng em có thiết tha,

Thơ trăng em có thềm hoa thẩn thờ ?

     
Mốt mai dẫu có bao giờ,

Thềm trăng chờ đợi người thơ chạnh lòng.

Yêu nhau thương nhớ vô cùng,

Xa em vạn dặm muôn trùng chẳng xa.

     
Đường về vỗ nhịp trầm ca,

Quan san mấy dặm , quan hà là đây.

Ngập ngừng tay lại cầm tay,

Rừng phong thu lá rụng đầy trước sân.

     
Sao em tay ngọc tần ngần

Sao em mắt ngọc thâm quầng dáng hoa .

Sao em buồn chẳng nói ra,

Mà trong lòng đó  xót xa bao điều …

     
Ta về gác vắng đìu hiu ,

Rừng thu vàng vỏ nắng  chiều phôi pha.

Sương khuya phủ kín la đà ,
Sân trăng chờ đợi người hoa hững hờ.
    


Cũng đành một kiếp người thơ,
Sông Ngân ngồi đợi bên bờ tương tư.



Tóc râu phủ kín bơ phờ,
Qua sông buổi ấy…con đò ai đưa ?
        
Nhớ xưa con sáo ơ hờ  ,

Rừng chưa thay lá em chưa lấy chồng.
 
Bây giờ sáo đã sang sông,
Rừng thu vàng đỏ  lá phong rụng đầy.
 
 
Ta về nhặt nắng hiên tây,

Gửi hương cho gió gửi mây cho ngàn.

Gửi thơ cho khắp nhân gian,

Ngàn năm-  tằm vẫn kiếp tằm vương tơ.



…………………………………

…………………………………

…Ai đem tơ dệt thành thơ,

Ai đưa con sáo bên bờ sang sông…



Thương em từ thuở chưa chồng,

Thơ anh em đọc, tơ lòng em  xe.

Bây giờ đi sớm về  khuya,
Thơ anh còn  đó… ai chia nỗi sầu .
 


   

Đầu hôm tiếng vạc lao xao,
Con ra biển bắc con vào biển  nam. 
 Tình anh như ánh trăng vàng,
Chênh vênh đứng đợi… người sang gọi đò.

 

Trăng đi từ độ bao giờ,
Thuyền anh còn đứng bên bờ khói mây.




Đêm về chuốc chén rượu say,
Sương khuya còn đợi dấu hài em  qua.      
 
Rừng thu lá rụng la đà,
Hồ phai nước biếc non xa nắng gầy 
Rượu nào không uống mà say ,

Tình sao chưa thắm mà cay đắng rồi.

Em về còn đọng trong tôi,

Mùi hương giọng nói nét cười… chiêm bao.

    Đầu cành lá rụng rì rào,,
Trên không tiếng vạc xạc xào kêu sương.


 

Thu về chớp biển mưa nguồn,
Thu đi trăm nhớ nghìn thương lại về…


   
Lá vàng rơi rụng lê thê,

Lá bay cuốn cả… lời thề em bay …


…Đêm về có gã ngồi say …

Dốc nghiêng bầu rượu thơ bay dạt dào…

   
……………………………………..

……………………………………..

…Trời  khuya mưa gió lao xao ,
Bên sông tiếng vạc gọi chào TIỄN THU.


Dương Lam

 [vophubong-voduonghonglam]