Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Thương về đất mẹ

Thương về đất mẹ


Tác giả: Dương Lam [vophubong]

Ta trở về thăm quê hương cũ,
Trong giấc mơ nỗi nhớ bềnh bồng.
Bến Điện- bình con đò xưa vắng khách,
Cây đa già soi bóng nước bên sông.

Đây Phú-chiêm mì tôm vàng ,sứa bạc
Mát lòng ta từng trưa nắng đi về
Đây bãi Phương-Trà ngàn dâu xanh ngát
Dấu chân ta từng bước dõi đường quê.

Thương biết mấy con đường ra Đà- nẵng
Đồng Quế-sơn rực rỡ lúa hong vàng.
Con tu hú dục hè về rộn rã
Mui cá chuồng cơm lúa mới thơm hương.

Đình Hà- mật hôm nào vui mở hội
Tiếng trống chầu khuya rung bóng trăng vàng.
Ga Vĩnh- điện mùa tan trường phượng đỏ,
Đã xa rồi những bóng dáng thân thương.

Chợ Phú- bông ngày hai buổi họp
Mẹ oằn vai quang gánh sớm chiều,
Biển Cửa- Đại sóng pha màu lấp lánh,
Mai em về kỷ niệm nhớ mang theo.

Đây Cẩm- lậu thân yêu làng quê ngoại
Đường quanh co nước lũ những đông về.
Xóm Vạn Buồn soi mình bên sông nhỏ
Đời êm đềm như nghĩa mẹ tình quê.

Đại- lộc đó đất lành thơm trái ngọt
Vườn sang xuân hoa bướm hẹn thề.
Nhấp chút ruợu cần môi em thắm đỏ,
Thường- Đức đi về mấy dặm sơn khê.

Qua Bàn- Lãnh cây đa cao chót vót [1]
Tiếng mẹ à ơi ! giấc ngũ chiêm bao.
Đất Xuân- Đài ngàn năm thơm khí tiết,
Hoàng- Diệu xưa rạng rỡ tiếng anh hào.

Cô gái Duy- xuyên trên khung cửi,
Tay đưa thoi em dệt lụa cho đời.
Mấy độ xuân về hoa vàng rực rỡ,
Tấm lụa cho mình em dệt xong chưa ?

Đây Gò-Nổi miền dâu tằm nổi tiếng,
Sao em chưa về nhặt kén ươm tơ ?
Kéo sợi tơ vàng óng ả,
Làm sợi tơ trời, kết mối duyên thơ .

Ai ghé Tam kỳ ? Ai về phố Hội ?
Có nghe trong tim máu chảy dập dồn.
Có nghe cõi lòng rưng rưng thổn thức
Đất mẹ ngàn năm nghĩa nặng săt son.

Quảng- Đà đó với bao nhiêu kỷ niệm
Mai ta về tìm lại dấu ngày xưa
Gọi tên từng niềm thương nỗi nhớ
Viết lên muôn vạn lời thơ.



[1] Ở Gò-Nổi Điện-bàn có bài hát ru em :Cây đa mô cao cho bằng cây đa Bàn lãnh, đất mô thanh cảnh cho bằng đất Bảo an.Chỗ mô vui cho bằng chỗ Phố chỗ Hàn, dưới sông tàu chạy trên đàng ngựa xe.


Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

BLOG vophubong[voduonghonglam]: GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT: BÀ TRIỆU ẨU :-TRIỆU THỊ...

GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT: BÀ TRIỆU ẨU :-TRIỆU THỊ TRINH

 THƠ ĐƯỜNG 
===========
GƯƠNG DANH NHÂN NƯỚC VIỆT

 
 [nguon:internet:]


Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người ta"


 
Bà Triệu Thị Trinh trong bộ ảnh Việt Nam Anh Hùng.
  [nguon:internet:]

Đạp cơn sóng dữ quậy ngông cuồng
Chém cá tràng kình dậy biển Đông

  Giúp nuớc xây nhà xua giặc mạnh
 
Dương cờ khởi nghĩa dựng binh hùng
 Bồ Điền[ 1] giữa trận so đao kiếm 

Gái Việt bên trời lập chiến công
Nữ tướng Nhụy Kiều danh nỗi tiếng [2]
Ngàn sau rạng rỡ giống Tiên-Rồng.
 
voduonghonglam- vophubong

  --------------------------------
    Chú thích:
[1] Bồ- Điền : căn cứ địa xảy ra những trận chiến quyết liệt
[Bồ Điền giữa trận so đao kiếm] giữa quân Bà và quân Ngô... 
 
[2]  Nhụy Kiều : Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa.
--------------------------------------------------------------
 
Cuộc Khởi Nghĩa Của Triệu Thị Trinh (248)
(Bà Triệu) "Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
 

Trong lịch sử đấu tranh chống ách đô hộ và giành độc lập cho nước nhà, nếu đỉnh cao của thế kỷ I là khu vực Giao Chỉ và đỉnh cao của thế kỷ II là vùng Nhật Nam, thì đỉnh cao của thế kỷ III lại là quận Cửu Chân. Thực ra, ngay từ cuối thế kỷ II, nhân dân Cửu Chân cũng đã từng phối hợp chặt chẽ với nhân dân Nhật Nam trong cuộc đấu tranh chống ách thống tri của nhà Hậu Hán. Chính họ đã góp phần không nhỏ vào quá trình tạo lập nên vương quốc của người Chăm (năm 192). Tuy nhiên, chói lọi nhất thế kỷ III vẫn là cuộc khởi nghĩa ở trung tâm quận Cửu Chân do Triệu Thị Trinh phát động và lãnh đạo.


Triệu thị Trinh sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Triệu thị Trinh là một phụ nữ có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, làm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên dùng tài làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, khoảng 19 tuổi Triệu thị Trinh bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà gả chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình mà đến nay không mấy người Việt Nam là không biết: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ sao lại chịu khom lưng làm  tì thiếp người ta". Truyền thuyết kể rằng, nǎm 248 khi Triệu Thị Trinh khởi nghĩa trời đã sai đá núi loan tin tập hợp binh sĩ trong vùng. Đêm khuya từ lòng núi đá phát ra rằng:

"Có Bà nữ tướng.

 Vâng lệnh trời ra.

 Cỡi voi một ngà.

 Dựng cờ mở nước.

 Lệnh truyền sau trước.

 Theo gót Bà Vương".

 Theo đó dân chúng trong vùng hưởng ứng nhiệt liệt, có người mang theo cả bộ giáp vàng, khǎn vàng.... dâng cho bà. Anh trai bà là Triệu Quốc Đạt được tôn làm Chủ tướng. Bà Triệu là Nhuỵ Kiều tướng quân (Vị tướng yêu kiều như nhuỵ hoa). Khi ra trận Bà mặc áo giáp vàng, chít khǎn vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi một ngà. Quân Bà đi đến đâu dân chúng hưởng ứng, quân thù khiếp sợ. Phụ nữ quanh vùng thúc giục chồng con ra quân theo Bà Vương đánh giặc. Cho đến nay nhân dân vùng Thanh Hoá và lân cận còn nhiều câu ca, lời ru con nói về sự kiện này.
Sau hàng chục trận giao tranh với giặc, trận thứ 39 anh trai bà là Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lên làm chủ tướng và lập nên một cõi giang sơn riêng vùng Bồ Điền khiến quân giặc khó lòng đánh chiếm. Biết bà có tính yêu sự trong sạch , ghét quân dơ bẩn, quân giặc bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều loã thể. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn.
Đến nay chuyện Bà Triệu từ thế kỷ thứ II vẫn còn hằn đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện  Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của Dân tộc Việt Nam. 
[nguon: Lich su Viet Nam ]
 =====================