Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Lão Mai Quyền




Khẩu Quyết Lão Mai Quyen    


 
 
 
 
 
 
i
 
9 Votes


Lão Mai Quyền là bài quyền trong hệ thống võ cổ truyền Việt Nam được môn phái Vovinam Việt Võ Đạo đưa vào chương trình giảng dạy với một số điều chỉnh về đòn thế cho phù hợp với hệ thống kỹ thuật bản phái.
Có hai luồng ý kiến:
1. Cho rằng Lão Mai Quyền là bài quyền mang hình tượng cội mai già – hình ảnh rắn rỏi dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ nơi nào ở Việt Nam hiện nay.lao mai quyen 3
2. Lão Mai Quyền là bài quyền mang hình ảnh của loài khỉ. Mai còn có nghĩa là Khỉ. Lão Mai tức Khỉ Già.lao mai quyen 2
Trong bài viết này, chúng tôi chưa thể đề cập sâu hơn về vấn đề này mà chỉ có thể cung cấp cho các bạn hai luồng ý kiến ở trên và Khẩu quyết của bài Lão Mai Quyền hiện được môn phái Vovinam Việt Võ Đạo sử dụng:
Lão Mai Quyền
Lão mai độc trụ nhất chi dinh
Lưỡng túc khinh khinh, tấn bộ hoành
Thoái nhất bộ, đơn hầu lão khởi
Phi nhất túc, hoàn khí thanh bình
Tàn nha hổ, gương oai xiết tỏa
Chuyễn giốc long, nổ lực lôi oanh
Lão hầu thối toạ, liên ba biến
Hồ điệp song phi, lão bản sanh
Nguyệt hoạch song câu, lôi viễn chấn
Vân tôn tam tảo, hồ xà thành

>>> Xem tiếp: Mộc Bản Pháp
https://hocvovinam.wordpress.com/2013/06/30/khau-quyet-lao-mai-quyen/

Ý nghĩa nhân sinh trong bài thiệu Lão Mai Quyền

y-nghia-nhan-sinh-trong-bai-thieu-lao-mai-quyen
Trong kho tàng võ học cổ truyền Việt Nam những bài bản ít nhiều có đề cập đến cây mai hoặc mô phỏng cây mai để phổ ra quyền lộ đều là những thảo bộ danh tiếng, có giá trị về kỹ thuật chiến đấu, thẩm mỹ cao trong cấu trúc động tác và văn vẻ, ẩn dụ trong thiệu ngôn. Giữa các bài thiệu của các thảo bộ quyền và binh khí ấy như Mai hoa quyền, Mai hoa kiếm, Mai hoa đao, Mai hoa ngũ lộ quyền… Bài thiệu Lão mai Quyền là một bản văn truyền khẩu chứa đụng nhiều sự thâm thúy nhất về ý nghĩa nhân sinh.
Xin được giới thịêu bản văn ấy như một phiếm luận với tinh thần hết sức nghiêm túc và trân trọng.
Bài thiệu được mở đầu với hai câu thơ:
“Lão mai độc thọ nhất chi vinh
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành”
(Mai già cô độc một nhánh trổ hoa
Đôi rễ nhẹ nhàng bò ngang qua)
Hình ảnh cây mai già đứng riêng lẻ, một nhánh trổ sum suê được khắc hoạ sù sì, gai góc hơn với cội rễ gù lên, đan chéo lại để mô tả một thế võ: Hai chân nhẹ nhàng tiến lên đá ngang qua. Ngay từ đầu, bức tĩnh vật đã miêu tả hình ảnh đậm nét của sức mạnh đầy ấn tượng là một cội mai già cỗi đại thọ sau nhiều ngày tháng đứng cô quạnh giữa cái rét lạnh của tiết mạnh đông, chịu bao bão táp mưa sa, nay chỉ còn lại một nhánh mà vẫn trổ hoa rực rỡ. Hình ảnh ấy làm chúng ta liên tưởng giữa cội mai già với ý chí bất khuất, quật cường của người võ sĩ, của một dân tộc đất hẹp người thưa đã đấu tranh để tồn tại suốt dòng chảy lịch sử mấy ngàn năm đầy biến động. Sau khi mượn việc nở hoa để nói lên ý chí kiên cường, cổ nhân đã dùng phép đảo ngữ để khai quyền trong hai câu tiếp theo:
“Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
Phi nhất thác hoành thối thanh đình”
(Khỉ già tiến ngắn, lui về đứng
Chuồn bay một mạch cũng vòng về)
Ngoài sự mô tả động tác tiến lên một bước ngắn, chém rồi lui về trong tư thế giống như khỉ già, bay lên đá và đẩy một tay rồi vòng về đứng thế như con chuồn chuồn, hai câu thiệu trên còn vẽ nên những chi tiết của một khung cảnh thiên nhiên bình yên, thanh thản. Cái bình yên, thanh thản ở đây không phải miêu tả ngẫu nhiên, tình cờ mà bên trong đã hàm chứa một ẩn dụ: Khỉ già tiến lên một bước ngắn rồi lui về. Chuồn chuồn bay lên rồi vòng lại. Cả hai đều dọ dẫm, e dè. “Lui về” và “vòng lại” ở đây cho thấy đức tính cẩn trọng, khôn khéo của người xưa. Đứng trước một đối thủ khi chưa biết rõ về họ thì phải tới lui thăm dò. Có biết người biết ta thì mới trăm trận trăm thắng. Đến hai câu 5 và 6 thế trận đã được mở rộng ra phía trước, người võ sĩ tung hoành với tất cả chí xông pha mạnh mẽ. Sức lực và ý chí được huy động tối đa trong khung cảnh tả thực một trận long hổ tranh hùng trời long đất lỡ:
“Tràn nha hổ giương oai thiết trảo
Triển giác long tất lực lôi oanh”
(Hổ mài răng, giương oai vuốt sắt
Rồng rung sừng nổ lực tấn công)
Ngoài việc miêu tả động tác võ thuật như con hổ mài răng, ra oai giương vuốt sắt, như con rồng rung sừng, nổ lực tấn công, hai câu thiệu còn hàm chứa sự quyết tâm không sợ hiểm nguy, sự sẵn sàng chiến đấu và chấp nhận hy sinh trước kẻ thù hung bạo. Động tác của bài quyền và nội dung của lời thiệu như một tấu khúc lúc êm dịu khi sôi nổi, lúc khoan thai khi dồn dập. Bây gìơ bức tranh trở lại một cảnh đời hoà bình, an lạc, không còn tranh chấp thị phi:
“Lão hồi thối toạ. Liên ba biến
Hồ điệp song phi. Lão bạng sanh”
(Già về ngồi ngẫm, hoa sen rụng
Đôi bướm bay lên. Dọp hoá già)
Hai câu trên mô tả những động tác công thủ võ thuật giống như người già lui về ngồi xuống, hoa sen rã tàn, đôi bướm bay lên, vọp già sanh ra, nhưng đồng thời cũng bàng bạc một ý nghĩa nhân sinh về lẽ biến đổi vô thường sinh ra, lớn lên, già lại rồi mất đi để nhắc nhở người đời: Mọi sự, mọi việc ở đời đều không thường tồn, thực hư khó lường nên chớ thấy thắng mà vui, chớ thấy bại mà chán nản. Ý tưởng trên càng được phát triển ở hai câu cuối:
“Nguyệt quật song câu. Lôi điển chấn
Vân tôn tam tảo. Hổ, xà, thành”
(Trăng treo cửa sổ, tia sét chớp
Mây quét ba lần. Hổ, rắn qua)
Và trong “mạch suy tưởng liên tục” nối tiếp ý của những câu trên về nhân sinh, lẽ sống, xin được dịch thoát hai câu cuối như sau:
Trăng đang sáng vành vạnh. Sấm sét xé ngang trời.
Mây vần vũ đến rồi. Dã thú đều chạy trốn
Xem đây như một phiếm luận, người dịch có chủ quan quá chăng? Có “hoa hoè hoa sói” quá chăng? Nhưng dù có dịch nghĩa thế nào đi nữa thì với những gì đã được người xưa gợi ý, gởi gấm trong suốt mười câu thơ chứa nhiều ẩn dụ như trên cũng phải cô đọng lại một điều rằng: Cả bài thiệu của bài võ Lão Mai Quyền đã vẽ nên một bức tranh với nhiều cảnh đời liên kết, trước sau đều có chủ ý nhắc nhở: Người luyện võ nói riêng và người sống ở đời nói chung, không thể tách rời và luôn bị sự chi phối bởi quy luật của tạo hoá; Vì thế, nên tùy hoàn cảnh mà cương mà nhu, lúc tách rời lúc hoà hiệp, lúc dụng võ lúc hành đạo, luôn giữ cho được “tinh thần’ cây mai già đơn độc kiên định với bể dâu.
Vs.Trần Xuân Mẫn
http://blogvothuat.com/vo-co-truyen-viet-nam/y-nghia-nhan-sinh-trong-bai-thieu-lao-mai-quyen.html

  1. Ngày xuân bàn về lời thiệu của bài lão mai quyền PHẦN I
  2. “Thiệu” hay “lời thiệu” thực chất là cách gọi tên các chiêu thức trong bài quyền, khi nó (lời thiệu) được gọi một cách công khai thì gọi là thiệu võ; gọi theo lối ẩn dụ, đầy bí mật thì được gọi là thiệu văn. Và nhìn chung, dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, thiệu cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng, nó (lời thiệu) chính là “bí kiếp võ công” của môn phái, vì chỉ có người của môn phái mới biết được nội dung, ý nghĩa, mục đích và cách thức sử dụng chiêu thức (đây là cách giữ bí mật và vì bí mật nên mới được gọi là bí kíp) đó như thế nào? “Thiệu” hay “lời thiệu” còn là tinh hoa của bài quyền, nhìn vào lời thiệu, chúng ta có thể thấy rất rõ tính nhân văn, tinh thần thượng võ của bài quyền, của môn phái nhưng cũng chỉ cần nhìn vào lời thiệu, người ta cũng có thể hiểu được phần nào tư cách của “bản môn”. Chính vì thế, mới nói thiệu có vị trí đặc biệt quan trọng, thiệu chính là “phát ngôn viên” của bản môn nên không thể đặt bừa, nói ẩu…
    Trên đây là nguyên xi đoạn văn khi bàn về "Ý nghĩa lời thiệu trong hệ thống võ thuật cổ truyền VN" của tác giả Thieugia và thật đúng như vậy:

    Xưa kia sau giao thừa, theo tục lệ những người theo nghề đèn sách thường đem nghiên bút đặt ngay ngắn trước bàn thờ tiên tổ, y quan tề chỉnh, thắp nhang cúng lạy tổ tông, lạy Thái Bạch Kim Tinh và sau đó tiến hành phóng tác nên gọi là lễ “Khai bút đầu năm”. Bắt trước “ban văn”, “ban võ” sau khi cúng giao thừa cũng tổ chức một lễ gọi là lễ “Khai đao” hay còn gọi là lễ “Động thủ”. Người luyện võ, với võ phục gọn gàng sau khi thắp nhang lạy tổ, tiến hành một số thủ tục theo qui định của bản phái sau đó, bước ra sân và diễn luyện quyền cước (thường sẽ diễn một bài quyền cước và một bài binh khí). Mục đích là để báo công, để tỏ lòng tri ân với các bậc sáng nghiệp, các bậc tiền bối, đồng thời cầu mong các bậc sáng nghiệp phù hộ độ trì, hưng long vĩ nghiệp… thường là như vậy, nhưng đó là chuyện ngày xưa, chuyện của dĩ vãng. Võ bây giờ, chẳng qua cũng chỉ là một vận động mang tính thể dục thể thao, cốt mua vui cho thiên hạ. Không mấy ai còn mặn mà với võ và cũng chính vì vậy mà lễ “Khai đao” (Động thủ) của nhà võ chẳng còn ai thèm chú ý quan tâm…

    Do năm nay, thời gian nghỉ tết kéo dài và như vậy thời gian nghỉ “Động thủ” của các võ sinh vì thế cũng quá dài. Người xưa có câu “Văn có ôn mới giỏi, võ có luyện mới thành tài”. Không biết sau giao thừa năm nay, đã có bạn nào "khai đao", "Động thủ" chưa? hay còn ngập chìm trong hương vị ngày xuân... Vì lẽ, sợ các bạn nghỉ tết quá lâu, sợ các bạn sẽ bỏ bê việc luyện võ để chuyển sang luyện "bê ly kungfu"... để giúp các bạn tuy “Vui xuân mới vẫn không quên... luyện võ” nay Fangzi tôi đề nghị các bạn, chúng ta thử chuyển từ “động thủ” sang “động khẩu” để bàn về lời thiệu trong bài “Lão mai quyền” xem sao ?. Hy vọng các bạn sẽ hứng thú với lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy ý nghĩa này.

    Dưới đây, chúng tôi trích nguyên văn một số tài liệu làm dẫn chứng và để các bạn thảo luận; đề mục là do người viết đặt.

    1. Phần lời thiệu … Phải chăng do “Tam sao nên thất bản”?.

    Lão mai của võ phái Bình Định hiện có rất nhiều dị bản và nhiều bản khi đọc lên chúng ta thấy nó hoàn toàn tối nghĩa, thậm chí có thể gọi là ngớ ngẩn… kể cả các bản dùng làm tài liệu giảng giảng dạy mang tính chính thống và được Liên đoàn Võ thuật Việt Nam ấn hành. Dưới đây, chúng tôi xin trích một số bản cho quí vị kiểm chứng:

    Bản thứ nhất: Đây là lời thiệu của bài Lão Mai quyền được trân trọng giới thiệu trên Wikipedia.

    LÃO MAI QUYỀN

    Lão mai độc thọ nhất chi vinh
    Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
    Tấn nhất đản thối hồi lão khởi
    Phi nhứt phát hoàn thối thanh đình
    Tràn nha hổ dương oai thiết trảo
    Chuyển giác long tất lực lôi oanh
    Lão hầu thối tọa liên ba biến
    Hồ điệp song phi lão bạn sanh
    Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
    Vân tôn tam tảo hổ xà thành

    Bản thứ hai: Đây là lời thiệu được trích dẫn từ Web Thiếu Lâm Việt Nam.

    LÃO MAI QUYỀN

    1.Lão mai độc thọ nhất chi vinh
    2.Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
    3.Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi
    4.Phi nhất thác hoàn thối thanh đình
    5.Tàng nha hổ giương oai thiết trảo
    6.Triển giác long tất lực lôi oanh
    7.Lão hồi, thối tọa,liên ba biến
    8.Hồ điệp song phi,lão bạng xanh
    9.Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
    10.Vân tôn tam tảo,hổ,xà thành.

    Bản thứ ba: Đây là tài liệu chính thức của LĐVTCTVN dùng cho lớp bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật (các HLV) vào năm 1996.

    LÃO MAI QUYỀN

    Lão mai độc thọ nhứt chi vinh
    Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành
    Tấn nhất đản thối hồi lão khởi
    Phi nhứt phát hoàn thối thanh đình
    Tràn nha hổ dương oai thiết trảo
    Chuyển giác long tất lực lôi oanh
    Lão hầu thối tọa liên ba biến
    Hồ điệp song phi lão bạn sanh
    Nguyệt quật song câu lôi điển chấn
    Vân tôn tam tảo hổ xà thành.

    2. Phần giới thiệu rất hay nhưng lủng củng… lạ thường.

    Dưới đây là những đoạn văn lời giới thiệu về bài Lão mai trên Wikipedie

    Đoạn thứ nhất:
    “Tại Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 2 do Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức năm 1994 tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự thống nhất của hàng trăm võ sư và các nhà chuyên môn đại diện cho các võ phái cổ truyền, Lão mai quyền đã được chọn cùng với bài Siêu xung thiên, đưa vào hệ thống các bài quốc võ, nâng tổng số các bài được chọn qua hai hội nghị lên 6 bài (tại Hội nghị chuyên môn toàn quốc lần 1 tổ chức năm 1993, có 4 bài được chọn là Hùng kê quyền, Lão hổ thượng sơn, Tứ linh đao và Roi Thái Sơn)”.

    Đoạn thứ hai:
    “Lão mai quyền hay Lão mai độc thọ là một trong những bài quyền nổi tiếng của võ cổ truyền của Việt Nam, "thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc Trản", được lựa chọn đưa vào hệ thống các bài quyền luyện tập bắt buộc của tất cả các môn sinh các võ phái cổ truyền Đây là bài quyền được đánh giá là mang lại cảm hứng đặc biệt cho người luyện tập cũng như khán giả, mô phỏng hình ảnh cây mai già vững trãi mà vẫn uyển chuyển, đơn độc mà vẫn an nhiên tự tại, giàu chất thơ mỹ cảm nhưng vẫn hàm chứa uy lực vô biên. Bài quyền triển khai thủ pháp bằng những vòng tròn xoay mềm mại như những cánh hoa mai rơi rụng lả tả, xoáy cuộn trong gió đông. Thân pháp là sự kết hợp của các góc xoay đột ngột 90 độ hoặc 180 độ, tạo thăng bằng xoắn linh hoạt, bất ngờ như không có quy luật. Bộ pháp thư thái, phối hợp giữa đinh tấn và trảo mã tấn, càng làm cho thủ pháp và cước pháp biến ảo dị thường, mạnh mẽ nhưng vẫn nhẹ nhàng.Việt Nam trên toàn quốc…”

    Trên đây chúng tôi trích lời giới thiệu trên Wikipedia tiếng Việt. Chú ý phần tô đậm. Câu hỏi đặt ra là:

    1. Các bạn sau khi đọc thiệu của bài Lão Mai xong, có thấy giàu chất thơ không? Các bạn có thấy giàu chất “mỹ cảm” không? Và có ai biết chất “mỹ cảm” là chất gì không?

    2. Có ai thấy cánh mai rơi rụng lả tả mà lại cho là đẹp không? Mai thì được mấy bông, rụng hết hoa rồi, trơ lại cành thì còn gì là đẹp, còn gì là tươi tốt (chữ vinh có nghĩa là tươi tốt, phồn thịnh) nữa mà ca với ngợi ?

    3. Thế nào thì được gọi là tạo thăng bằng xoắn linh hoạt? Thế nào là như không có qui luật? Chỉ bằng hai bộ pháp “đinh tấn và trảo mã tấn” mà khiến cho thủ cước pháp biến ảo dị thường ư? Xem bài Lão Mai có gì hay, có gì độc đáo, bất ngờ không mà nói rằng nó đã “biến ảo dị thường”?

    4. Và cuối cùng: Nhẹ nhàng Việt nam trên toàn quốc là cái gì ?!?!

    3. Những lời giải tối nghĩa và vô cùng ngớ ngẩn của Website Thiếu Lâm Việt Nam (xin chép nguyên văn cùng lời bình trong ngoặc của người viết)

    II. Chú giải lời thiệu bài quyền
    1.Cây mai già sống đơn độc một nhánh trổ sum suê (cây mai có một nhánh trổ lá sum suê ?! như vậy có nghĩa là câu mai phát triển không đều, lệch lạc… vậy có đáng gì mà tán với tụng (?!).
    2.Hai chân nhẹ nhàng tiến lên,tấn công rồi vòng về
    3.Trì tấn chém một nhát,lui về tư thế khỉ già (trì tấn có nghĩa là gì? Vì sao biết lão khởi là con khỉ già?)
    4.Bay đá đẩy một tay,lui lại tư thế con chuồn chuồn
    5.Hổ nhe răng,ra oai giương vuốt sắt
    6.Rồng rung chuyển sừng tấn công hết sức như sấm sét
    7.Lão già trở về,lui lại ngồi xuống,hoa sen tàn (lão già hay là con khỉ? Tại sao lại biết là hoa sen, dựa vào căn cứ nào để nói chữ liên là hoa sen; giải thích như thế nào với chữ liên này; và cụm từ “liên ba 连扒” này nói lên điều gì? Chữ ba 扒 theo tiếng Hán có nghĩa là khều, gãi [đây là một đặc trưng rất khỉ] và như vậy phải giải thích là con khỉ nhảy lui về và liên tục cào, gãi, khều tay).

    8.Đôi bướm cùng bay,vọp già mở đường sống (vọp là con gì? Và vì sao phải mở đường sống? Lại nữa, lão bạn là lão gì? Phải chăng chữ “lão bạng 老蚌 = con trai; sanh = chống đỡ” đây là chỉ con trai nằm há miệng phơi nắng bị con cò“duật” nhào xuống mổ… Câu thiệu mà các cụ nói trên xuất phát từ thành ngữ “Bang duật tương tranh ngư ông đắc lợi 蚌鹬相争渔翁得利” )

    9.Hai tay móc lên như trăng lưỡi liềm,móc xuống như gọng kìm,đá chấn nhanh như sét
    10.Tay khoác như mây,chân quét ba lần,xuất chiêu như hổ,rắn. (hành hay thành).
    1. Lần sửa cuối bởi fangzi; 25-01-2012 lúc 08:40 AM
  3.  

  • #2
    1. fangzi đang ẩn
    2. Senior Member

    Tham gia ngày
    Nov 2011
    Bài gửi
    687
    Thanks
    27
    Thanked 102 Times in 77 Posts
    “Thiệu” hay “lời thiệu” thực chất là cách gọi tên các chiêu thức trong bài quyền, khi nó (lời thiệu) được gọi một cách công khai thì gọi là thiệu võ; gọi theo lối ẩn dụ, đầy bí mật thì được gọi là thiệu văn. Và nhìn chung, dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, thiệu cũng có một vị trí đặc biệt quan trọng, nó (lời thiệu) chính là “bí kiếp võ công” của môn phái, vì chỉ có người của môn phái mới biết được nội dung, ý nghĩa, mục đích và cách thức sử dụng chiêu thức (đây là cách giữ bí mật và vì bí mật nên mới được gọi là bí kíp) đó như thế nào? “Thiệu” hay “lời thiệu” còn là tinh hoa của bài quyền, nhìn vào lời thiệu, chúng ta có thể thấy rất rõ tính nhân văn, tinh thần thượng võ của bài quyền, của môn phái nhưng cũng chỉ cần nhìn vào lời thiệu, người ta cũng có thể hiểu được phần nào tư cách của “bản môn”. Chính vì thế, mới nói thiệu có vị trí đặc biệt quan trọng, thiệu chính là “phát ngôn viên” của bản môn nên không thể đặt bừa, nói ẩu…
    Tiếp theo bài trước

    Như vậy: Xem phần chú giải trên ta có thể thấy "thứ nhất Lão mai, thứ hai ngọc trản" có lẽ nên hiểu ngược là “thứ nhất ngớ ngẩn như lão mai” (lão là già và vì già nên lẩm cẩm, ngớ ngẩn chăng?)…

    Trên kia là lời giới thiệu và giải nghĩa về bài Lão Mai quyền, mời các bạn tham gia ý kiến và đánh giá về những nhận xét và chú giải trên.

    Còn đây là lời thiệu do Võ sư Thiều Ngọc Sơn đưa ra và theo ông, đây có thể là lời thiệu chuẩn nhất. Mời các bạn tham khảo.

    老梅拳 LÃO MAI QUYỀN

    老梅独竖一之荣 Lão mai độc thụ, nhất chi vinh
    两足轻轻进步行 Lưỡng túc khinh khinh tiến bộ hành
    迅一弹退回老起 Tấn nhất đạn (đàn), thoái hồi lão khởi
    飞一发横腿蜻蜓 Phi nhất phát, hoành thối tinh đình
    藏牙虎扬威铁爪 Tàng nha hổ, dương oai thiết trảo
    转角龙速力雷轰 Chuyển giác long tốc lực lôi oanh
    猴退坐连扒变 Lão hầu thoái tọa, liên ba biến
    蝴蝶双飞老蚌撑 Hồ điệp song phi, lão bạng sanh
    月窟双勾雷点震 Nguyệt quật song câu lôi điểm chấn
    云蹲三扫虎蛇行. Vân tôn tam tảo, hổ xà hành./.


    Và theo tôi, lời thiệu trên đây có lẽ là lời thiệu chính xác (có lẽ). Vì theo tôi, Lão mai thì lão = già, mà đã già thì có nghĩa là "thọ" 寿 do vậy không ai nói "lão mai độc thọ" cả, mà phải nói là "Lão mai độc thụ 老梅独竖"; Thụ ở đây là thụ lập, tức là vững chắc, kiên cường... già rồi mà vẫn kiên cường, vẫn chắc chắn không những thế lại còn rất xanh tươi (vinh = tươi tốt), đấy chính là điểm đáng nể, đáng phục và rất đáng để tự hào (xin lưu ý bạn đọc rằng, người miền Trung khi phát âm danh từ Thụ Thọ rất giống nhau).

    Cần nhớ, Lão Mai quyền là bài quyền của võ phái Tây Sơn - Bình Định. Tương truyền đây là bài quyền được cho là của Tây Sơn Tam Kiệt (tức anh em nhà Nguyễn Huệ) sáng tác. Và cũng cần nên nhớ rằng: miền Trung là một dải đất khô cằn, sỏi đá. Mỗi khi đông về, toàn bộ cỏ cây hoa lá của xứ miền Trung đầy cát trắng đều phải thu mình trước cái lạnh lẽo băng giá của mùa Đông. Vạn vật đều trở nên cằn cỗi, thế nhưng, có một cây mai già (lão mai) không những không chịu cằn cỗi mà lại còn tỏ ra tươi tốt trước phong ba bão táp, trước sự khắc nghiệt của mùa đông. Đấy cũng chính là nói lên tấm lòng kiên trinh, ý chí quật cường, vượt lên gian khó rất đỗi tự hào của con người miền Trung mến thương vậy... Chẳng thế mà có lời một bài hát đã nói về quê hương miền Trung như thế này:

    Ai đi qua miền Trung mến thương, nhớ dừng chân ghé lại thăm xứ Thừa Thiên, một dãi hoang vu, khô cằn sỏi đá. Mùa Đông giá rét, buốt lạnh con tim; mùa hạ cháy da... !!!!!!!!!!!!!!!!
    Vài nhận xét, có thể thô thiển và quá lời nhưng nghĩ sao nói thế hy vọng thông qua diễn đàn này sẽ nhận được bản dịch chính xác nhất từ Võ lâm bằng hữu.

    Chân trọng kính chào!
    http://thaicucthieugia.com/forum/showthread.php?197-Ng%C3%A0y-xu%C3%A2n-b%C3%A0n-v%E1%BB%81-l%E1%BB%9Di-thi%E1%BB%87u-c%E1%BB%A7a-b%C3%A0i-l%C3%A3o-mai-quy%E1%BB%81n-PH%E1%BA%A6N-I


  •  


  • Chauminhhay's Blog

    Suy nghĩ về bài Lão Mai quyền

    Nhân đọc bài “Lão Mai quyền, Đạo trong võ” của võ sư Trần Xuân Mẫn, võ đường Kỳ Sơn, Hội An,  trên website Vovinam Thái Nguyên.
    Tôi lại có hứng thú viết đôi điều theo thiển ý của mình mạn đàm với những người thích tìm hiểu về võ thuật ViệtNam. Có thể những suy diễn này không đúng, nhưng chúng ta cũng thử ngẫm nghĩ xem, Bài Lão Mai Quyền có thật là mô tả Cây Mai già không nhé.
    Văn hóa ViệtNamchuyển biến theo từng giai đoạn, nhất là văn hóa ngôn ngữ: viết và đọc. Để khắc họa một giai thoại, một văn tự, hay một di huấn v.v… Người ViệtNamthường sử dụng phổ thông 3 loại chữ viết có ảnh hưởng không nhỏ bởi các thời kỳ nước ta bị đô hộ. Đầu tiên nhìn thấy phổ biến từ các bằng chứng về lịch sử để lại lâu đời nhất, đó là chữ Hán, Sau đó đến chữ Nôm, kế đến là chữ quốc ngữ, song song với nhiều văn tự được viết bằng tiếng Pháp. Đó là những chặng đường phát triển kinh qua từng giai đoạn ảnh hưởng văn hóa của ngoại quốc. Chưa kể một số phát âm theo tiếng địa phương. Hoặc theo tập quán của từng vùng miền, từng dân tộc.
    Các bài ca quyết (thiệu), tên gọi của võ thuật ViệtNamxưa, đã gần như sử dụng theo cách phát âm Hán hoặc Nôm. Và gần như hầu hết đều được lưu truyền theo lối truyền khẩu theo cách dạy vó thời xưa. Tài liệu ghi chép đã ít lại còn thất thoát, hoặc sao chép thiếu chuẩn xác dẫn tới sự lệch lạc. Từ đó mỗi người suy diễn theo mỗi kiểu, dần dần bị thui chột những bài bản hay của võ cổ truyền ViệtNam.
    Vì vậy để diễn giải một cách chính xác ngữ và nghĩa của các bài thiệu, tên gọi này, cần có thời gian và giới chuyên ngành, đồng thời áp dụng lý luận thực tế đễ có thể diễn gải mang tính chính xác cao. Một câu không phù hợp với động tác sẽ trở nên tối nghĩa, hoặc mơ hồ, dẫn tới tính rập khuôn thiếu khoa học.
    Trong phạm vi bài Quyền Lão Mai, một trong những bài quyền nổi tiếng của võ Cổ truyền Việt Nam, theo tôi thì nội dung bài quyền không diễn tả một cây mai già như đa số vẫn nghĩ. Mà bài Lão Mai đã diễn tả lối đánh của một con khỉ (Hầu quyền). Chữ Mai ở đây là một tên gọi khác của con khỉ!
    Tùy theo địa phương, có nơi còn gọi con khỉ là “con Nuôi”, ông Tề, con Khọt. v.v… Mai trong quyền là con khỉ = Lão Mai là con khỉ già.
    Trước hết ta cùng đọc lại một lần bài thiệu (ca quyết) diễn Nôm của bài Lão Mai quyền:
    Lão Mai độc thọ nhất chi dinh (*)
    Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hành
    Thoái nhất bộ đơn hầu lão khởi
    Phi nhất túc hoành khí thanh đình
    Tàn nha hổ dương oai xiết tỏa
    Chuyển dốc long nổ lực lôi oanh
    Lão hầu thối tọa liền ba biến
    Hồ điệp song phi lão bản sanh
    Nguyệt quách song câu lôi diễn (**)chấn
    Vân tôn tam tảo hồ xà thành.
    (*)      Có thể do truyền khẩu mà chứ di thành chữ dinh. “Chi di” = di chuyển bằng  tay. Nếu “chi dinh” thì không có nghĩa!
    (**)    “Viễn chấn” =  tiếng sấm xa, nếu “diễn chấn” thì không có nghĩa
    Dịch:
    Mai già một cội một cành
    Hai chân nhẹ lướt bộ hành tiến lên
    Lui về một bước tọa liền
    Luân thân tung cước trụ hình hiên ngang
    Giương oai sức hổ đánh sang
    Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy
    Khỉ già núp bóng một khi
    Vụt chồm như sóng tức thì đánh lên
    Hai bướm bay trước bản tiền
    Vầng trăng vằn vặc hai viền móc câu
    Liên hồi sấm động sơn đầu
    Gom mây ba lượt quét mao thổi tà.
    Câu thứ 1 : Lão mai độc thọ nhất chi di.
    Được dịch là: Mai già một cội một cành  = Khỉ già chân đứng tay đi. Điều này là hình tượng nhìn thấy rất phổ biến ở loài khỉ. Khỉ có khả năng di chuyển bằng 1 chân sau và một tay trước. Nghĩa là Lão Mai ở đây theo tên gọi khác của con khỉ già, độc thọ là một chân, nhất chi là một tay, di là di chuyển  hay nói một cách khác là  khỉ già đang di chuyển bằng một chân và một tay.
    Câu thứ 2 : Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hành (hoành).
    Được dịch là : Hai chân nhẹ lướt bộ hành (hoành) tiến lên = Hai chân nhè nhẹ  bước đi  (lưỡng túc = hai chân, khinh khinh=nhè nhẹ, tấn bộ hoành là dáng điệu đi tới).
    Câu thứ 3 : Thoái nhất bộ đơn Hầu lão khởi .
    Được dịch là: Lui về một bước tọa liền = Lui một bước lão Hầu phục xuống = Khỉ già lùi về một bước để chuẩn bị.
    Câu thứ 4 : Phi nhất túc hoành khí thanh đình.
    Được dịch là: Luân thân tung cước trụ hình hiên ngang = tung người, khỉ đá 2 chân.
    Câu thứ 5 : Tàn nha hổ dương oai xiết tỏa.
    Được dịch là: Giương oai sức hổ đánh sang = Tấn công dũng mãnh như sức hổ.
    Câu thứ 6 : Chuyển dốc long nổ lực lôi oanh.
    Được dịch là: Chuyển mình hồi bộ rồng càng ra uy = Chuyển đòn đánh trời long đất lở.
    Câu thứ 7 : Lão Hầu thối tọa liền ba biến.
    Được dịch là: Khỉ già núp bóng một khi = Khỉ già lùi ngồi xuống tránh liền ba lượt.
    Câu thứ 8 : Hồ điệp song phi lão bản sanh.
    Được dịch là: Hai bướm bay trước bản tiền = Hai đá như bướm vờn bảo toàn mạng.
    Câu thứ 9 : Nguyệt quách song câu lôi diễn chấn.
    Được dịch là: Vầng trăng vằn vặc hai viền móc câu = 2 móc hình trăng khuyết  đánh như sấm sét.
    Câu thứ 10 : Vân tôn tam tảo hồ xà thành. Được dịch là : Gom mây ba lượt quét mao thổi tà = quét sạch gian tà trời quang mây tạnh (thanh bình).
    Tóm lại, Qua phân tích như vậy sẽ thấy bài Lão Mai quyền không mô tả một cây mai già như xưa nay nhiều người vẫn tưởng, mà mô tả một lối đánh của một lão Hầu (khỉ già) Đây là một bài võ thuộc thể loại Hầu Quyền.
    Vả lại trong bài đã nhiều lần nhắc đến chữ “hầu” hoặc hình tượng của khỉ. Vậy có phù hợp với lối diễn “cội Mai già “ không nhỉ?

    12 phản hồi »

    1. Một suy nghĩ quá hay và logic, lẽ thường khi các hình ảnh của thiên nhiên khi đi vào võ thuật đều mang theo tính chiến đấu hữu dụng của nó. Ví như hổ trảo hay miu quyền đều hình thành từ các thế vồ mồi và di chuyển của nó. Còn cây tre cây trúc hửu dụng nhờ tính dẻo dai(nghiêng mình trong gió tre đu – xả kỷ tùng nhân), dù ngọn có xoay chuyển nhưng góc vẫn vững vàng, bảo trì trọng tâm là nguyên lý của quyền pháp tự nhiên. Còn cây mai thì cứng nhắc, lại dể gãy, ngươi xưa làm sao dựa vào cây mai mà có thể thấy được võ…..
      Phản hồi bởi Vo Danh — Tháng Chín 29, 2012 @ 9:53 chiều | Trả lời
      • cảm ơn bạn đã đồng quan điểm.
        Phản hồi bởi chauminhhay — Tháng Chín 30, 2012 @ 7:08 chiều | Trả lời
    2. thưa thầy, cho em được hỏi
      em thấy bài lão Mai và bài Ngọc Trản của Vovinam mình rất khác với bài Lão Mai và Ngọc Trản trong 10 bài võ quy định Võ Cổ Truyền
      thầy có biết tại sao không ạ?
      Phản hồi bởi Tr.Quân — Tháng Một 8, 2013 @ 11:56 sáng | Trả lời
      • Không chỉ riêng 2 bài quyền này, mà còn nhiều bài khác nữa cũng đều của Cổ Truyền, nhưng mỗi phái họ thể hiện một cách, chỉ giống nhau về cơ bản.
        Riêng với Vovinam thì các bài võ Cổ Truyền được cách điệu lại để các động tác gãy gọn, dứt khoát mới có thể phổ cập đại trà được. (nếu thể hiện theo đúng nguyên mẫu thì đánh tập thể không đều)
        Phản hồi bởi chauminhhay — Tháng Một 8, 2013 @ 1:52 chiều | Trả lời
        • Thưa thầy, em có một ý kiến nhỏ như thế này
          do em tập võ chưa lâu, hiểu biết nông cạn nên có gì sai sót mong thầy chỉ bảo
          em cũng biết nhiều bài quyền của Vovinam – Việt Võ Đạo được cách điệu lại từ các bài quyền của võ cổ truyền.
          Tuy nhiên, em xin lấy ví dụ về hai bài Long Hổ Quyền (gốc: Long Hổ Hội Quyền) và bài Việt Võ Đạo Quyền (tên khác: Bát Quái Quyền; gốc: Bát Quái Chân Quyền)
          hai bài quyền gốc hiện nay vẫn được lưu truyền trong môn phái Bình Định Sa Long Cương (và một vài võ phái khác). theo cảm nhân của cá nhân em thì hai bài quyền này sau khi được cách điệu bởi Vovinam thì đẹp và thanh thoát hơn cả hai bài quyền gốc (đây chỉ là ý kiến cá nhân không có ý so sánh giữa các môn phái) nhưng để nói là có tính phổ cập cao hơn thì em thấy không đúng lắm
          tâm chí có những kĩ thuật trong hai bài quyền đã cách điệu còn khó thực hiện cả bài quyền gốc
          nhưng với hai bài này vẫn có thể nhận ra những tương đồng giữa bài quyền sau cách điệu và bài quyền gốc, còn trở lại với hai bài Lão Mai và Ngọc Trản thì em gần như không tìm được điểm chung nào cả?
          Rất mong được thầy chỉ dạy thêm.
          Phản hồi bởi Tr.Quân — Tháng Một 8, 2013 @ 10:38 chiều
        • Rất hoan nghênh các phản hồi của em và cảm ơn em đã có những nhận xét về một số khía cạnh của bài bản, để từ đó các võ sư cao đẳng có cơ sở mà nghiên cứu thêm.
          Thật ra thì như tôi đã nói. Tên một bài quyền nào đó thì như nhau, nhưng mỗi võ phái thể hiện mỗi cách, không hẳn là có các nét cơ bản giống nhau, chẳng hạn như bài Tứ Trụ quyền của Vovinam hoàn toàn không có một nét nào giống bài Tứ Trụ của Võ Cổ truyền. Do vậy mà các bài quyền của em nêu có thể cũng như vậy, Bởi võ Cổ Truyền Việt Nam rất nhiều phái, mỗi phái có bài bản riêng của họ tuy có cùng tên gọi.
          Trong thời gian phong trào “Võ Thuật học đường” (1965), vì không đủ huấn luyện viên nên có rất nhiều huấn luyện viên của các môn phái võ nước ngoài và võ cổ truyền Việt Nam tham gia vào Vovinam. Họ đã mang nhiều kỹ thuật của các môn võ khác bổ sung vào Vovinam.
          Ví dụ: Võ sư Nguyễn Hữu Nhạc của võ đường Sa Long Cương đã mang bài Long Hổ Quyền vào Vovinam.
          Vì lý do nói trên, hệ thống kỹ thuật của Vovinam sau thời “Võ thuật học đường” đã khác một cách cơ bản so với hệ thống võ thuật do võ sư Nguyễn Lộc truyền dạy
          Hy vộng với tâm huyết này, em tiếp tục tìm hiểu và cung cấp thêm cho chúng tôi những góc nhìn khác của thế hệ kế thừa đối với võ thuật Việt Nam nói chung và Vovinam nói riêng.
          Thân ái.
          Phản hồi bởi chauminhhay — Tháng Một 9, 2013 @ 9:52 sáng
        • dạ, rất cám ơn thầy.
          tiện đây thầy đã nhắc đến, em muốn tìm hiểu thêm một chút, rất mong thầy bỏ chút thời gian chỉ bảo
          “hệ thống kỹ thuật của Vovinam sau thời “Võ thuật học đường” đã khác một cách cơ bản so với hệ thống võ thuật do võ sư Nguyễn Lộc truyền dạy”
          vậy thầy có thể cho chúng em được biết phần nào về chương trình luyện tập vào thời Sáng Tổ còn trực tiếp truyền dạy được không ạ??
          với những thông tin hiện nay tìm được trên internet, những người lớp sau như chúng em chỉ biết một cách rất đại khái về quá trình phát triển hệ thống kĩ thuật của Vovinam, đặc biệt là vào giai đoạn đầu khi mới hình thành và phát triển
          Ví dụ như về “nhuyễn công” em thấy được nhắc đến rất nhiều trong các trang giới thiệu về Vovinam nhưng qua một thời gian theo học em vẫn chưa hỏi được ai “nhuyễn công” trong Vovinam là thế nào, và cũng gần như không thấy đề cập tới trong tập luyện hiện nay (em tập Vovinam tại một clb ở Hà Nội)
          Rất mong thầy có thêm nhiều bài viết cung thêm những thông tin giá trị cho những lớp người đi sau của Vovinam được biết.
          Phản hồi bởi Tr.Quân — Tháng Một 9, 2013 @ 7:52 chiều
        • Tr.Quân thân mến.
          Rất thú vị khi nhận được các câu hỏi của em đặt ra, như thế mới là học chứ! “Học, Hỏi, Hành là 3 tiêu chí được Vovinam đưa ra cho người môn sinh.
          Bể học thì vô bờ, kiến thức cũng mênh mông. Do vậy không ai có thể hiểu biết tường tận mọi lẽ. Tôi cũng chỉ là một người mà sự hiểu biết cũng giới hạn trong phạm vi nho nhỏ thôi. Cho nên chỉ có thể giải đáp cho em một vài câu đã từng học, từng đọc qua ở đâu đó.
          – Thời kỳ Vovinam khởi lập là thời kỳ đất nước ta đang bị thực dân thống trị, do vậy Sáng tổ Nguyễn Lộc chủ trương muốn làm Cách mạng trước hết phải tự cách mạng chính mình trước đã. (Cách mạng Tâm Thân) Người thanh niên phải có một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện, từ đó sẽ chiến thắng chính mình, vượt qua sự sợ hãi và dám đương đầu với kẻ thù bằng cả một tinh thần và ý chí quật cường của một dân tộc bị áp bức. Đòn thế của ông thiên về tự vệ và chiến đấu mang 2 yếu tố nhanh, mạnh quyết liệt.
          Các kỹ thuật sử dụng vũ khí của ông chủ yếu là các vũ khí thô sơ có sẵn như: búa rìu, gậy, mã tấu, batoong, ghế đẩu…
          Chương trình không nhiều nhưng thời gian luyện tập khá dài. Người học sau khi đã nắm bắt được kỹ thuật, bài bản thì có thể tự luyện tập với nhau và kết quả sẽ tùy thuộc vào thời gian luyện tập (công phu). Võ của Sáng tổ Nguyễn Lộc hòan toàn không có bài quyền nào, đòn ngắn chỉ vài ba động tác và yêu cầu luyện tập phải có 2 người.
          Về sau, Khi ông đã qua đời, thời kỳ võ thuật học đường mới nổ ra thì đó cũng là lúc võ thuật đang dần chuyển mình qua mục tiêu luyện tập thể thao. Các đòn thế được bổ sung thêm, cách điệu lại cho phù hợp với thời đại. Do nhu cầu thực tế, lại được sự chỉ đạo của Nha Thanh Niên và Nha Giáo dục nên Vovinam khuếch trương rất mạnh và rộng khắp trên địa bàn Sài Gòn lúc bấy giờ. Từ đó sự bất cập đã nảy sinh! Thời kỳ ấy cúng là lúc võ sư Chưởng môn đang giữ chức vụ Tổng Thư Ký Hội Quyền thuật Việt Nam, cho nên ông đã đề nghị các HLV, võ sư của các võ phái bạn giúp sức. và thế là hội đồng võ sư ngồi lại và chấp nhận cải tiến chương trình huấn luyện, trong đó có thu dụng một số bài bản của võ Cổ Truyền trong hình thức bổ sung để bảo tồn. Và đòn thế nguyên bản của võ sư Nguyễn Lộc đã phần nào biến cải từ đó.
          (em có thể xem thêm phần Hồi ký Chưởng môn để biết những bài bản được liệt kê sau này là phần của Chưởng môn, VS Trần Huy Phong, cùng một số võ sư khác đã phối hợp chế tác biên soạn)
          – Nhuyễn công ( cách luyện võ mềm mại, nhẹ nhàng) Trước hết, muốn thành công trong việc luyện tập Nhuyễn công phải vượt qua phần luyện khí (Khí công) Khí công là một danh từ chung cho nhiều môn luyện tập có liên quan đến điều khiển hơi thở (tham khảo thêm trong bài viết “Luyện khí công nên cân nhắc”)
          Với Vovinam thì không chủ trương chuyên sâu về khí công nhằm phục vụ cho một khía cạnh nào đó, mà mở rộng nhằm phục vụ cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nhằm nâng cao sức khỏe , nhạy bén trong kỹ năng sống hàng ngày. Do vậy việc luyện tập “Nhuyễn công” không được tách ra thành một môn chuyên biệt như một vài võ phái khác, mà sắp xếp vào chương trình với tên gọi Nhu Khí Công và Liên hoàn Đối Luyện. Các bài này tuy nhìn bề ngoài luyện tập nhẹ nhàng, uyển chuyển, nhưng nếu đã trải qua phần luyện khí và có thể điều khiển hơi thở của mình khi luyện tập làm cho khí tụ được thì sẽ phát thành nội lực khi cần. Nhu Khí Công mang dáng dấp của Thái cực Quyền và Vịnh Xuân Quyền. cả hai phái này đều lấy khí làm trọng tâm luyện tập. Khi đã làm chủ được khí sẽ dễ dàng điều khiển nội lực.
          Vovinam đã đưa chương trình luyện thở vào ngay từ cấp Tự vệ để làm nền tảng cho việc luyện khí về sau. Tuy nhiên do tâm lý người học, lúc nào cũng muốn học cái mới và không mấy hững thú khi học các động tác xem giống như múa này, đồng thời đôi khi phải nồi bất động hàng giờ để luyện trong khi tuổi trẻ luân hiếu động. Từ đó một số võ sư, HLV theo đó đã chạy theo phong trào mà thiếu quan tâm đến chương trình luyện tập Nhu Khí Công.
          Vả lại thể hiện một bài quyền tính cương dễ gấp nhiều lần so với thể hiện một bài quyền mang tính nhu. Vì vậy môn sinh thường chọn thể hiện bài Song luyện mà không chọn bài Liên hoàn Đối luyện là vậy
          Trong chương trình thi cũng không đưa Nhu Khí hay Liên hoàn Đối luyện vào thi, do vậy hiện nay, gần như chỉ có đơn vị Tổ đường (31 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, T.P HCM ) là vẫn duy trì các bài luyện tập Nhu Khí, Liên hoàn Đối Luyện, còn hầu hết đều không mấy mặn mà!
          Rất vui được trò chuyện với em. Chúc em sức khỏe và thành công.
          Thân ái
          Phản hồi bởi chauminhhay — Tháng Một 10, 2013 @ 10:42 sáng
        • Rất cám ơn thầy đã dành ra thời gian giải đáp những thắc mắc của em.
          Em rất mong trong thời gian tới sẽ tiếp tục được đọc những bài viết của thầy
          Kính chúc thầy sức khỏe và có một cái Tết đầm ấm sắp tới đây.
          Phản hồi bởi Tr.Quân — Tháng Một 10, 2013 @ 7:35 chiều
    3. Good day very cool blog!! Man .. Excellent ..
      Superb .. I’ll bookmark your blog and take the feeds additionally?
      I’m satisfied to seek out so many helpful information right
      here within the put up, we’d like work out extra techniques on this regard, thanks for sharing.
      . . . . .
      Phản hồi bởi tôi 20 đoan trang — Tháng Mười Hai 27, 2013 @ 2:27 sáng | Trả lời
    4. Tôi đồng ý với quan điểm của anh. Bài quyền thường mô tả theo động các của các con vật trong quá trình chiến đấu và săn mồi, chưa thấy bài quyền nào mô tả theo hình dáng bất động của một loài thực vật nào đó.
      Gần đây có phóng sự nói về cây hoa mai trong ngày tết cũng cho rằng bài Lão Mai Quyền mô tả hình dág của cây hoa mai. Theo tôi, điều này chưa chính xác.
      Phản hồi bởi Lò Ban Pún — Tháng Hai 18, 2014 @ 3:44 chiều | Trả lời
      • Thực tế thì những người làm phóng sự truyền hình không mấy am tường về nguyên lý võ thuật, họ chỉ nghe theo sự diễn giải, phân tích của các võ sư. Tuy nhiên gần như tất cả các võ sư từ xưa đến giờ vẫn “sao y bản chánh” lối diễn giải của “người xưa” mà không cần phải động não! Vì vậy từ hiểu nhầm này dẫn đến hiểu nhầm khác theo cách “truyền thống”. Tôi nghĩ, những người làm công tác nghiên cứu võ thuật cần thiết phải thay đổi cách nghĩ thì mới mong đưa nền võ thuật cổ truyền Việt Nam đến được với ánh sáng khoa học có giá trị thuyết phục hơn.
        Cảm ơn bạn đã đồng quan điểm với tôi.
        Trân trọng.
        Phản hồi bởi chauminhhay — Tháng Hai 19, 2014 @ 8:50 sáng | Trả lời

  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét