Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Tiễn Nguyễn Biểu Đi Sứ

TRANG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Tiễn Nguyễn Biểu Đi Sứ

Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoa
Trịnh trọng rầy nhân dựng khúc ca
Chiếu phượng mười hàng tơ cãn kẽ
Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha
Tang bồng đã ấm lòng khi trẻ
Khương quế thêm cay tính tuổi già
Việc nước một mai công ngõ vẹn
Gác lân danh tiếng dọi lầu xa

Vua Trần Trùng Quang

Bài họa Của Nguyễn Biểu:

Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa
Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca
Đường mây vó ký lần lần trải
Ải tuyết cờ mao thức thức pha
Há một cung tên lồng chí trẻ
Bội mười vàng sắt đúc gan già
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối
Dịch lộ ba ngàn dám ngại xa

Nguyễn Biểu:


Cỗ Đầu Người

Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem công chả phượng còn thua béo
Thịt gũ gan lân cũng kém tươi
Ca lối lộc minh so cũng một
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn[1] tiếng để đời

Nguyễn Biểu


Trích "Thơ Văn Lý Trần " NXB KHXH 1978

Nguyễn Biểu người làng Bình Hồ, huyện Chi La,tỉnh Nghệ An, nay là xã Yên Hồ, tỉnh Nghệ Tĩnh. Không rõ ông sinh năm nào, chỉ biết mất năm 1413.

Nguyễn Biểu đỗ Thái học sinh cnối đời Trần và làm Điện tiền Thị ngự sử. Năm 1413,
niên hiệu Trùng Quang thứ năm, tướng Minh là Trương Phụ đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang lui vào Hóa Châu, sai ông đến trại của Phụ để điều đình. Để thử tinh thần ông, Phụ thết cỗ đầu người. Nguyễn Biểu không hề run sợ, đàng hoàng ngồi ăn và nói : «Người Nam ta mà được ăn đầu người Bắc a» rồi làm một bài thơ về việc này. Sau đó, Phụ giữ ông lại. Ông giận mắng rằng : «Trong thi mưu kế đánh lấy nước người, ngoài thì phô trương là quân nhân nghĩa. Trước nói lập con cháu nhà Trần, nay lại chia đất làm quận huyện , không những cướp bóc của cải, lại côn tàn sát lương dân, thật là quân ngược tặc. Phụ rất tức giận, sai trói ông vào chân cầu Lam để nước thủy triều dâng lên dìm chết ông.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.03.2013 00:44:13 bởi duonglam >

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét