Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Vịnh HỒ GƯƠM [HỒ HOÀN KIẾM]

RE: THƠ ĐƯỜNG Tú lang thang 05.07.2012 11:27:48 (permalink)
0






Vịnh HỒ GƯƠM [HỒ HOÀN KIẾM]

Vua trả Gươm thần dấu tại đây?
Trăng chìm hỏi nước, nước cười mây.
Sử ghi đất Việt người nam giữ,
Đầm ẩn Rồng thiêng dấu phượng bay.[1]
Kiếm thánh ngàn xưa chờ ai đó ?
Rùa thần muôn thuở vẫn hồn nầy ...
Bên hồ chợt thấy lòng rung cảm,
Ngây ngất hương thừa chợt tĩnh say ?..
Duong Lam


[1] Năm 1010 tháng 8, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên đặt tên kinh đô mới là Thăng Long, [bây giờ là Hà nội]

Lịch sử Hồ Gươm
Hồ Gươm mang tên Hồ Hoàn Kiếm vào thế kỷ 15. Gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến tranh dân tộc chống quân Minh (1417-1427) do Lê Lợi lãnh đạo. Theo truyền thuyết lưu lại, khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) tình cờ có được một lưỡi gươm, tiếp sau đó Ngài nhặt được chiếc chuôi gươm ở một thửa ruộng cày, Ngài ghép chúng lại thành một thanh gươm và đặt tên là Thuận Thiên. Thanh gươm Thuận Thiên ở bên Lê Lợi trong suốt thời gian khởi nghĩa cho đến khi Ngài lên làm Vua… Một lần nhà Vua dạo chơi bằng thuyền trên hồ bắt gặp một cụ Rùa lớn nổi lên bơi về phía Ngài, bấy giờ Vua liền rút gươm ra để xua Rùa đi nơi khác, nhưng Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm rồi lặn mất xuống lòng hồ. Từ đó hồ được đặt tên là Hồ Hoàn Kiếm…cho đến bây giờ.

Di tích liên quan
Tháp Rùa
Cầu Thê Húc
Tháp Hoà Phong


Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, trên gò Rùa và chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp [8]. Tháp hình chữ nhật. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét.

Đảo Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh)[9]. Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo.

Cầu Thê Húc: dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm"

Tháp Bút: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao gồm bảy tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí.

Đài Nghiên: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, là phần không thể thiếu của Tháp bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán.

Tháp Hoà Phong: trên bờ hướng Đông hồ, là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân (bị dỡ bỏ năm 1898) [10]. Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi "Hòa Phong Tháp".

Đền Bà Kiệu: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, là một di tích hoàn chỉnh nhưng do việc mở đường nên đã tách làm hai phần, Tam quan ở sát bờ hồ, còn Đền thờ ở về phía bên này đường. Toạ lạc theo hướng Nam. Tam quan và Đền thờ (Nhà đại bái) đều có kiến trúc ba gian xây gạch, lợp mái ngói ta. Ngôi đền thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc Nữ.

Nhà Thuỷ Tạ: trên mặt bờ hồ hướng Tây Bắc, là một loại hình kiến trúc quan trọng và đặc sắc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, là địa điểm diễn ra các lễ của Hoàng triều hoặc thờ cúng Thần linh hay các vị Hoàng đế. Ngoài ra, Nhà Thuy Tạ còn là chốn phục vụ nhu cầu ăn chơi cho tầng lớp thống trị, hậu cung, ly cung, biệt cung... có kiến trúc tương đối đơn giản, được xây dựng bên bờ mặt nước như hồ, ao, sông, suối.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.09.2012 22:27:47 bởi duonglam >

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét